Không phải bất kì ai sinh ra cũng có hàm răng đẹp như mong muốn. Có người răng không đều, răng quá to, hoặc răng bị nhiễm màu. Bình thường màu răng do yếu tố di truyền quyết định, màu răng thường không đều ở tất cả các răng, răng nanh có màu đậm hơn các răng khác.
Răng sậm màu không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng mà còn ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề thẩm mỹ. Biết được các nguyên nhân khiến răng bị xỉn màu sẽ giúp bạn điều trị, tránh các nguy cơ và xử trí kịp thời.
Nguyên nhân làm răng sậm màu
Màu sắc trắng sáng của răng mà ta nhìn thấy có được là do đặc tính phản chiếu ánh sáng của lớp men răng. Tuy nhiên, theo thời gian lớp men răng này sẽ dần bị mài mòn đi bởi cả nguyên nhân nội sinh lẫn ngoại sinh, khiến cho bề mặt răng dần trở nên ố vàng, loang lổ màu xám. Cụ thể, dưới đây là các tác nhân chính mà ta thường gặp phải gây ra tình trạng răng bị xỉn màu. Theo các bác sĩ của nha khoa Đà Nẵng thì có rất nhiều nguyên nhân làm cho răng bị sậm màu như sau:
Do các vết dính bám trên bề mặt răng
Trường hợp này xảy ra khi các răng đã mọc. Các vết dính sậm màu có thể do thức ăn, nước uống, thuốc lá hay các loại thuốc ngậm, thuốc súc miệng gây ra. Ví dụ như trà, cà phê, thuốc lá, nước ngọt, cà ri, màu thực phẩm, trầu, thuốc súc miệng chlorhexidine (thường được bác sĩ nha khoa kê toa trong điều trị bệnh nha chu hay hôi miệng).
Các vết dính này thường bám vào những trũng, rãnh trên bề mặt răng. Cũng có khi chúng bám lên cả bề nhẵn của mặt răng và bao phủ toàn bộ răng.
Những vết dính này có thể có nhiều màu khác nhau như vàng đậm, nâu nhạt đến nâu đậm, hay thậm chí có màu đen.
Do nhiễm Tetracycline
Nếu người mẹ uống các thuốc có chứa nhóm tetracycline khi đang mang thai hoặc trẻ uống các thuốc này trước 7-8 tuổi thì có thể làm răng đổi màu. Mức độ sậm màu răng tùy thuộc vào thời điểm, thời gian dùng thuốc, liều lượng và loại thuốc. Màu răng có thể trở nên vàng, nâu hay xám xanh.
Tetracycline là một loại kháng sinh. Ngày nay còn có Doxycycline, Minocycline… là các thuốc kháng sinh cùng nhóm với Tetracycline.
Sự thay đổi màu này có thể xảy ra trên toàn bộ răng hay chỉ ở một vùng nào đó, làm răng có những dải màu khác nhau. Trong trường hợp nặng, răng còn có thể bị lỗ chỗ, khiếm khuyết, mất đi hình dạng bình thường
Răng nhiễm fluo
Fluo là một chất hóa học có thể có trong tự nhiên (ví dụ trong nước giếng), vì có khả năng chống sâu răng nên thường được cho thêm vào nước máy, sữa, kem đánh răng…
Nếu phụ nữ mang thai hay trẻ em nuốt phải fluo quá nhiều từ các nguồn nói trên (nhất là trẻ em hay dùng kem đánh răng của người lớn), răng sẽ có những vết nâu hay trắng đục. Trường hợp nặng có thể gây khiếm khuyết cấu trúc răng.
Răng bị chết tủy
Răng có thể bị chết tủy do sâu răng, chấn thương hay một số bệnh lý khác. Răng sậm màu do có chảy máu bên trong răng.
Do tuổi tác
Càng lớn tuổi, răng càng bị mòn hoặc có nhiều vết nứt nên dễ bị nhiễm màu hơn. Ngoài ra bên trong răng có sự tạo thêm các lớp ngà thứ cấp làm cho răng có màu sậm.
Cách làm giảm mức độ sậm màu răng tự nhiên tại nhà
Trong trường hợp răng sậm màu do các loại thực phẩm hay đồ uống có màu sắc đậm, thì bạn có thể tận dụng baking soda để giúp làm trắng răng. Bên cạnh đó, các nguyên liệu tự nhiên mà bạn có thể dễ dàng tìm thấy khác như: hỗn hợp chanh + muối, vỏ bánh mì cháy, vỏ chuối chín, dầu dừa, dâu tây,… cũng có thể hỗ trợ làm sáng răng.
Tuy nhiên, hiệu quả của các các kể trên đều không cao và cần phải tốn rất nhiều thời gian thực hiện. Đặc biệt là với các trường hợp răng bị xỉn màu nặng hoặc răng nhiễm kháng sinh thì chắc chắn sẽ không có tác dụng.
Điều trị răng bị xỉn màu tại nha khoa
Chúng ta sẽ dễ dàng khắc phục được tình trạng răng sậm màu khi tìm đến với nha sĩ. Dưới đây là một số phương pháp điều trị răng bị ố vàng mà bạn có thể tham khảo:
- Tẩy trắng răng
- Bọc răng sứ
- Dán sứ Veneer
Trên đây là những chia sẻ hữu ích của Nha Khoa Đà Nẵng về nguyên nhân và cách điều trị răng sậm màu phổ biến hiện nay. Nếu bạn đang quan tâm đến phương pháp này, hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn cụ thể hơn.