Tạo hình gai nướu trong phục hình sứ
Khi bị mất răng lâu ngày, theo các bác sĩ thì xương hàm bị tiêu dần và điều này làm cho nướu răng co lại và phần gai nướu cũng không còn. Gai nướu (nướu kẽ răng) là phần nướu giữa 2 răng có hình tháp. Gai nướu quá to hoặc không có gai nướu làm mất thẩm mỹ đồng thời gây ứ đọng thức ăn, tạo những hố hốc ở kẽ răng làm bệnh nha chu phát triển.
Nướu là một phần của các mô niêm mạc miệng, bao quanh răng và có chức năng bảo vệ cho răng. Nướu gắn bó chặt chẽ với xương hàm nên chống lại được sự ma sát của thực phẩm trong quá trình ăn nhai. Về cấu tạo, nướu răng bao gồm 3 phần:
Nướu tự do
Đây là phần nướu bao quanh vùng cổ răng tựa như một chiếc nhẫn, giới hạn với nướu dính bằng một rãnh nhỏ (rãnh nướu rời). Nướu này được gọi là nướu tự do vì có thể tách ra khỏi mặt răng bởi cây thăm dò.
– Khe nướu: Có hình chữa V, là một rãnh nhỏ và hẹp, là nơi tiếp xúc giữa mặt răng và nướu, tương tự như nướu tự do, khe nướu cũng bao xung quanh răng. Một khe nướu bình thường có chiều sâu khoảng 0 – 3,5 mm, lý tưởng nhất là 0mm. Biểu mô ở khe nướu rất mỏng và không được hóa sừng nên vi khuẩn rất dễ xâm nhập vào gây nên viêm nướu. Do đó, khe nướu chính là nơi chủ yếu làm xuất phát viêm nướu.
– Gai nướu (nướu kẽ răng): Có hình tháp và là phần nướu giữa 2 răng. Gai nướu quá to hoặc trường hợp không có gai nướu thì cũng rất mất thẩm mỹ, gây đọng lại thức ăn, tạo ra các hố ở vùng kẽ răng khiến bệnh nha chu hình thành.
Khi các nha khoa làm phục hình bằng cầu răng, phần nướu bị co lại sẽ không bám sát vào chân răng, tạo ra khe hở giữa chân răng và nướu. Vì vậy, trong trường hợp này phải thực hiện kĩ thuật tạo gai nướu như răng tự nhiên.
Nướu dính
Đây là nướu ở kế tiếp nướu tự do, kéo dài đến vùng niêm mạc di động. Chiều rộng của nướu dính trong khoảng 0.5 – 6 mm, chúng không bị thay đổi, di động dưới áp lực của ăn nhai mà bám chắc vào xương ổ răng.
Dây chằng nướu
Dây chằng nướu hay còn gọi là dây chằng nha chu, là một cấu trúc bao xung quanh răng, gắn kết chặt chẽ gốc răng và xương ổ răng. Chức năng quan trọng của dây chằng nướu là giữ chặt răng chắc chắn trong xương ổ răng, duy trì quan hệ về mặt sinh lý giữa răng và xương ổ răng.
Vì sao nên tái tạo gai nướu trong phục hình sứ?
Khi mất răng được một thời gian, nướu răng có xu hướng bị teo lại và biến dạng. Chính vì thế, nếu phục hình sứ xong mà không can thiệp thẩm mỹ để tái tạo vùng nướu thì khi cười, bạn sẽ cảm thấy không tự tin, người khác nhìn vào cũng dễ nhận thấy bạn đang sử dụng răng giả.
Hạn chế được những bệnh lý về răng miệng và ngăn ngừa các biến chứng khó lường từ các vấn đề về sức khỏe răng miệng của bạn sau khi phục hình sứ. Bổ trợ cho quá trình phục hình răng sứ, giúp hàm răng trở nên tự nhiên, thẩm mỹ, giao tiếp tự tin và hiệu quả hơn.
Bạn có thể hoàn toàn yên tâm rằng quá trình tái tạo gai nướu trong phục hình sứ sẽ không mất quá nhiều thời gian cũng như bạn sẽ không cảm thấy đau đớn, khó chịu. Bởi trước khi thực hiện, Bác sĩ sẽ sử dụng thuốc tê để làm mất cảm giác ở vùng nướu cho bạn. Hơn nữa, nếu được thực hiện bởi Bác sĩ giỏi và sự trợ giúp của máy móc, trang thiết bị hiện đại thì bạn có thể yên tâm về quá trình tái tạo nướu cũng như kết quả nhận được sau khi thực hiện.