Chăm sóc răng miệng cho trẻ trong thời gian chỉnh nha

Trong thời gian đeo hàm chỉnh nha, răng của trẻ thường khó chải sạch, rất dễ giữ thức ăn nơi mắc cài, khu vực kẽ răng,… Do đó, sau điều trị chỉnh nha, thường răng các cháu bị sâu quanh các nơi khó chải rửa này.

Các biện pháp vệ sinh răng miệng trong thời gian chỉnh nha

Chăm sóc răng miệng kĩ hơn, cần chú ý các vùng có đeo mắc cài. Nếu cần có thể mua loại bàn chải có túm lông nhỏ ở đầu bàn chải để chải sạch quanh mắc cài. Vùng kẽ răng nên dùng chỉ nha khoa lấy sạch thức ăn. Nơi nào chỉ nha khoa không qua được thì dùng bàn chải làm sạch răng.

Nên yêu cầu bác sĩ sử dụng gel fluor thoa lên răng trẻ hàng tuần và trám bít hố rãnh mặt nhai các răng

Nếu thấy trên mặt răng của trẻ có xuất hiện các đám trắng đục như phấn trắng, đó là sâu răng lúc mới chớm. Nên báo cho bác sĩ ngay để điều trị sớm.

 

tre-bi-sau-rang

Những thực phẩm cần tránh chăm sóc răng miệng trẻ tốt hơn trong thời gian chỉnh nha

Trong khi đeo mắc cài, bạn đều có thể ăn được hầu hết các loại thực phẩm nếu bạn cắt chúng ra thành nhiều miếng nhỏ để dễ nhai và nuốt. Tuy nhiên, vẫn có một số loại thực phẩm có thể làm hổng các khí cụ nếu bạn cố gắng dùng, chẳng hạn như:

+ Thực phẩm cứng, hoặc khó cắn: táo, bánh mì tròn…

+ Thực phẩm nhai nhiều: kẹo bơ cứng, kẹo caramen…

+ Bắp trái.

+ Bánh quy cứng, bỏng ngô, các loại hạt và cà rốt

Bên cạnh đó, không nên nhai kẹo cao su hoặc đá.

Chăm sóc răng miệng khi đeo hàm duy trì sau chỉnh nha

Để chăm sóc răng miệng tốt hơn, mỗi khi chải răng hãy kèm theo việc vệ sinh hàm duy trì nhưng không dùng kem đánh răng. Ít nhất một tuần một lần, bạn nên khử trùng cho hàm duy trì bằng cách ngâm vào dung dịch nước súc miệng vệ sinh răng giả. Vệ sinh lại bằng nước ấm, trước khi gắn lại hàm duy trì vào miệng.

 

Đánh giá nội dung này!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *