Chống chỉ định nhổ răng

Vì nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng các răng trên cung hàm bị hư tổn, suy yếu và lung lay. Lúc này, có nên nhổ răng hay không sẽ tùy thuộc vào tình trạng răng miệng và sức khỏe tổng quát của bệnh nhân. Các bác sĩ nha khoa sẽ luôn ưu tiên điều trị cho răng thay vì loại bỏ. Cho đến khi tất cả các phương án đều không thể áp dụng hoặc không có tác dụng, bác sĩ mới chỉ định nhổ răng.

Nhổ răng là một kỹ thuật nha khoa giúp loại bỏ răng thật, do các vấn đề về bệnh lý, hư tổn và răng không còn đảm bảo được các chức năng cơ bản. Nhổ răng mang tính chất là một cuộc tiểu phẫu nên sẽ có các quá trình liên quan đến gây tê, nhổ răng và các vấn đề đau nhức sau đó. Bệnh nhân cần chuẩn bị tâm lý và sức khỏe khi được chỉ định nhổ răng.

Sau khi nhổ răng, bệnh nhân tốt nhất là lựa chọn cấy ghép Implant để phục hình lại răng đã mất. Nhằm đảm bảo chức năng ăn nhai, tính thẩm mỹ và ngăn ngừa các hậu quả nghiêm trọng do việc mất răng gây ra.

Các trường hợp chống chỉ định nhổ răng có thể liên quan đến bệnh lí toàn thân hay tai chỗ:

– Các bệnh lí toàn thân bao gồm các bệnh lí về đông máu, bệnh tim mạch không kiểm soát, bệnh mác ác tính, bệnh tiểu đường không kiểm soát và một số loại thuốc điều trị. Trong những trường hợp này nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa và chỉ can thiệp khi bệnh lí của bệnh nhân đã ổn định sau điều trị nội khoa.

 Các bệnh lí tại chỗ bao gồm những răng trong vùng đang điều trị xạ trị và bị nhiễm trùng cấp tính.

Không được nhổ răng nếu không khẩn cấp ở phụ nữ có thai. Sự hiện diện của một ổ abcess xương ổ răng tại chỗ không phải là chống chỉ định tuyệt đối nhổ răng.

Chống chỉ định nhổ răng có 3 dạng:

Chống chỉ định nhổ răng tại chỗ.

   –         Các bệnh viêm cấp tính, chờ hết giai đoạn cấp tính mới nhổ, vì dễ gây nhiễm khuẩn lan rộng.

   –         Viêm lợi hay viêm miệng cấp tính.

   –         Viêm khớp răng cấp tính.

   –         Viêm quanh thân răng cấp tính (như răng khôn).

   –         Viêm xoang cấp tính không nhổ các răng cối trên.

Chống chỉ định nhổ răng tạm thời.

* Trường hợp có các bệnh sau :

   –         Bệnh rối loạn về máu.

   –         Bệnh tim mạch

   –         Bệnh đái đường

   –         Bệnh dị ứng.

Cần có ý kiến của những bác sĩ điều trị bệnh nhân trên, khi bệnh đã ổn định hoặc nhổ có chuẩn bị.

* Bệnh động kinh và tâm thần : Phải cho dùng thuôc an thần vài ngày trước.

* Tình trạng đặc biệt của phụ nữ :

   –        Có thai : không nên nhổ răng, nhất là 3 tháng đầu và 3 tháng cuối. Nếu cần nhổ phải có ý kiến của bác sĩ sản khoa.

   –        Có kinh nguyệt: có thể máu chảy kéo dài nên hoãn đến khi sạch kinh.

* Không nhổ răng khi bệnh nhân chưa hiểu rõ mục đích việc nhổ răng hay thầy thuốc cảm thấy việc làm chưa phù hợp.

* Khi chưa đủ các điều kiện cơ bản trong kỹ thuật nhổ răng.

Chống chỉ định nhổ răng tuyệt đối.

   –         Bệnh nhân bị ung thư bạch cầu (dễ bị nhiễm khuẩn và chảy máu).

   –         Bệnh nhân đã điều trị tia X vùng hàm mặt (dễ bị hoại tử xương hàm).

Đánh giá nội dung này!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *