Răng nhiễm Tetracycline (răng nhiễm kháng sinh) xảy ra khá phổ biến làm đổi màu men răng, răng có màu ố vàng, nâu đen gây ảnh hưởng rất lớn đến thẩm mỹ khuôn mặt. Trường hợp nghiêm trọng thì nhiễm Tetracycline có thể khiến răng mất đi hình dáng vốn có ban đầu. Vậy có nên phục hình răng nhiễm Tetra hay không? Trường hợp nào nên phục hình răng nhiễm kháng sinh? Tìm hiểu ngay bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé!
Răng nhiễm Tetra là gì?
Răng nhiễm Tetracycline thường xảy ra do sử dụng quá nhiều thuốc kháng sinh. Loại thuốc Tetracycline được sử dụng để hỗ trợ các bệnh nhiễm khuẩn nhưng lại có nguy cơ làm đổi màu sắc của răng, nó cũng là tác nhân làm giảm sản sinh men răng ở trẻ em.
Ở một số trường hợp, trẻ em mới mọc răng đã có những biểu hiện răng nhiễm Tetracycline. Nguyên nhân là do trong quá trình mang thai người mẹ đã uống nhiều thuốc kháng sinh Tetracycline hoặc các thuốc kháng sinh cùng nhóm làm ảnh hưởng đến mầm răng của thai nhi.
Các vết ố đen do nhiễm Tetracycline là tình trạng tối màu từ bên trong mô răng, khác hoàn toàn khác với các trường hợp nhiễm màu thực phẩm thông thường nên khá khó tẩy trắng.
Phục hình răng nhiễm Tetra bằng veneer
Đây là phương pháp phục hình răng Tetracycline hạn chế tối đa tỷ lệ xâm lấn răng thật. Kỹ thuật mài răng để dán răng sứ phải được kiểm soát tốt để đảm bảo tỷ lệ mài răng siêu mỏng chỉ 0.2 – 0.5mm. Nó tác động lên mặt ngoài của răng nhưng mặt trong hoàn toàn được giữ nguyên, không chịu bất kỳ một chút tác động nào.
Khi dán sứ cho răng nhiễm kháng sinh bạn sẽ được lựa chọn các loại mặt sứ cao cấp có chất màu sắc răng trắng sáng như mong muốn, đạt tính thẩm mỹ cao không khác gì răng thật. Nhờ đó, hàm răng nhiễm màu của bạn sẽ nhanh chóng được khắc phục và bạn sẽ có nụ cười rạng rỡ nhất.
Tuy nhiên để thực hiện dán sứ Veneer cho răng nhiễm Tetra thì bắt buộc bạn phải đáp ứng được các tiêu chí sau:
- Các răng mọc thẳng hàng và tương đối đều nhau.
- Khớp cắn tốt, không bị hô, móm, đối đầu hay khớp cắn chéo,…
Theo nhận định của nha khoa Đà Nẵng , Veneer là lớp sứ mỏng được dán lên mặt ngoài của những răng trước, giống như lớp sơn móng tay móng chân.
Do veneer chỉ là một lớp sứ mỏng nên trông tự nhiên như thật, dán ở mặt ngoài răng bằng một loại keo dán đặc biệt.
Dán sứ Veneer thường được nha khoa Đà Nẵng sử dụng trong những trường hợp cải thiện màu sắc, hình dáng của răng bị nhiễm màu hoặc những kẽ hở răng mà không cần phải dùng đến phương pháp chỉnh hình.
Veneer trong nha khoa có thể được làm từ sứ hoặc từ vật liệu composite nhựa. Veneer sứ chống vết bẩn tốt hơn veneers nhựa thông, chúng cũng bắt chước tốt hơn các đặc tính phản xạ ánh sáng của răng tự nhiên. Khách hàng cần thảo luận về sự lựa chọn vật liệu veneer tốt cho mình với nha sĩ.
Ưu – nhược điểm của dán sứ Veneer trong phục hình răng nhiễm Tetra
Ưu điểm của Veneer
- Mang lại vẻ ngoài tự nhiên cho răng;
- Veneer sứ thích hợp với nướu răng;
- Mặt dán sứ có khả năng chống ố;
- Có thể chọn màu để làm cho răng sậm màu trông trắng hơn;
- Không yêu cầu tạo hình nhiều như mão răng, nhưng chắc chắn hơn và trông đẹp hơn.
Nhược điểm của Veneer:
- Veneer có giá cao hơn so với liên kết nhựa composite;
- Veneer thường không thể sửa chữa nếu chúng bị nứt hoặc vỡ;
- Bởi vì men răng đã bị loại bỏ, răng của bạn có thể trở nên nhạy cảm hơn với thức ăn và đồ uống nóng và lạnh.
- Veneer có thể không trùng khớp chính xác với màu của các răng khác;
Ngoài ra, màu sắc của veneer không thể thay đổi khi đã được dán lên răng. Nếu khách hàng có kế hoạch làm trắng răng thì cần thực hiện trước khi dán veneer.
Mặc dù, không có khả năng xảy ra, nhưng mặt dán veneer có thể bong ra và rơi ra. Để giảm thiểu khả năng xảy ra điều này, người dùng không nên cắn móng tay, nhai bút chì, nước đá hay các vật cứng khác, không gây áp lực quá lớn lên răng.
Răng có mặt dán veneer vẫn có thể bị sâu, có thể cần phải bọc toàn bộ răng bằng mão. Veneer không phải là lựa chọn tốt cho những người có răng không khỏe mạnh (ví dụ như những người đang bị sâu hoặc đang bị bệnh nướu răng), răng yếu (do sâu, gãy, trám răng lớn) hoặc những người không có đủ răng men trên bề mặt răng. Những người nghiến răng không nên dán veneer răng sứ, vì điều này có thể làm cho veneer bị nứt hoặc vỡ.
Trên đây là những chia sẻ hữu ích của Nha Khoa Đà Nẵng về phương pháp phục hình răng nhiễm Tetra bằng veneer. Nếu bạn đang quan tâm đến phương pháp này, hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn cụ thể hơn.