Dự phòng và điều trị bệnh hôi miệng

Nguyên nhân gây bệnh hôi miệng

Sau khi ăn một chiếc sandwich, bạn thường có dự cảm không lành rằng hơi thở của mình có thể có mùi khó chịu và bạn sẽ luôn có cảm giác bứt rứt khi chưa biết được chắc chắn rằng hơi thở của mình có vấn đề gì hay không. Thậm chí có thể trong một ngày nắng nóng, bạn không uống đủ nước, và bạn cũng sẽ lo lắng rằng khô miệng có thể khiến hơi thở của mình có mùi khó chịu. Đôi khi, bạn khó nhận biết tình trạng hơi thở bản thân có mùi khó chịu vì bạn không thể tự xác định được vấn đề này. Tuy nhiên, bạn có thể thực hiện một số biện pháp sau để phát hiện sớm tình trạng phiền toái này 

Tùy theo nguyên nhân gây hôi miệng có thể dự phòng và điều trị theo các cách sau:

– Chải răng, lưỡi, niêm mạc miệng sau khi ăn
Trám răng sâu
– Điều trị các viêm nhiễm trong miệng như viêm nướu, nha chu, áp-xe.
– Điều trị các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp, họng, tiêu hóa
– Sửa chữa các phục hình răng giả không tốt gây nhồi nhét thức ăn
– Dụng thuốc súc miệng: không phải thuốc súc miệng nào cũng tốt trong điều trị hôi miệng. Phần lớn thuốc súc miệng trên thị trường có thành phần cồn, sẽ gây khô miệng và làm cho tình trạng hôi miệng trở nên nặng nề hơn. Thuốc súc miệng có chứa chlorine clioxide (CIO2) có khả năng phân hủy hợp chất lưu huỳnh dễ bay hơi và có tính diệt khuẩn.
– Khám răng định kì 6 tháng 1 lần

Những biện pháp cải thiện, điều trị hôi miệng

Bạn vẫn lo lắng về hơi thở của mình? Có rất nhiều cách bạn có thể thực hiện để hạn chế ảnh hưởng của tình trạng hơi thở có mùi khó chịu và trung hòa không khí mà bạn thở ra. Chải răng hai lần một ngày và dùng chỉ nha khoa ít nhất một lần mỗi ngày là một phần thiết yếu trong thói quen chăm sóc răng miệng của bạn và đặc biệt quan trọng nếu bạn lo lắng về hơi thở của mình. Đôi khi chỉ đơn giản là kem đánh răng bạn sử dụng không đủ để có thể loại bỏ vi khuẩn ảnh hưởng đến hơi thở của bạn; và để sở hữu hơi thở tươi mát, hãy thử sử dụng một sản phẩm có mùi thơm dịu nhẹ như, có tác dụng tấn công những vi khuẩn gây mùi cứng đầu nhất trên răng và lưỡi.

Nếu bạn cho rằng những rắc rối về hơi thở mà bạn gặp phải có liên quan đến chế độ ăn uống của mình, hãy cân nhắc lưu lại thông tin liên quan đến những gì bạn ăn và ghi lại khi nào hơi thở của bạn có mùi chịu, để xem có mối liên hệ nào giữa thực phẩm và hơi thở của bạn hay không. Loại bỏ một số loại thực phẩm khỏi chế độ ăn uống cũng có thể giúp bạn xác định thủ phạm gây ra tình trạng này và xem liệu vấn đề về hơi thở của bạn có được cải thiện hay không. Hãy nhớ rằng, đối với các trường hợp mà tình trạng hơi thở có mùi khó chịu không hề chấm dứt cho dù bạn có thực hiện biện pháp nào đi chăng nữa thì đó có thể là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như vấn đề về tiêu hóa. Do đó, lựa chọn tốt nhất là chia sẻ với bác sĩ hoặc nha sĩ của bạn.

Tình trạng hơi thở có mùi khó chịu là một vấn đề đáng xấu hổ, nhưng việc xử lý vấn đề này hoàn toàn nằm trong tầm tay của bạn. Nhận biết về tình trạng hơi thở của mình và nguyên nhân gây ra tình trạng hơi thở có mùi khó chịu sẽ giúp bạn có cơ sở để lên một kế hoạch cải thiện hơi thở của mình một cách kỹ lưỡng và bảo vệ sức khỏe răng miệng của bạn.

 

Đánh giá nội dung này!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *