Trám răng thẩm mỹ

Các miếng trám thẩm mỹ có màu sắc giống màu răng tự nhiên giúp khôi phục lại hình dạng, thậm chí còn giúp che bớt một số khuyết điểm của men răng. Khi đó một lớp Composite có màu giống như màu răng được phủ lên bề mặt răng bằng một loại keo dán đặc biệt.

Trám răng thẩm mỹ là gì?

Trám răng thẩm mỹ là kỹ thuật để khôi phục lại hình dạng cũng như chức năng ăn nhai của những chiếc răng vỡ mẻ, răng sâu… Đồng thời, phương pháp này còn giúp ngăn chặn vi khuẩn có thể xâm nhập vào răng và giúp ngăn ngừa răng bị sâu nặng hơn, bằng cách lấp đầy khoảng trống với vật liệu làm đầy chuyên dụng.

Bên cạnh đó, do không phải mài cùi hay chụp răng nên trám răng hoàn toàn không gây ảnh hưởng đến cấu trúc răng.

Đèn trám răng thẩm mỹ

Sau khi phủ lớp composite quang trùng hợp lên răng cần điều trị, lớp composite này sẽ tự động đông cứng lại khi được chiếu đèn Halogen với thời gian được cài sẵn. Phần thô nhám của composite bị đông cứng sẽ được mài nhẵn và đánh bóng để trông như răng tự nhiên.

Sau khi trám răng, bạn có thể ăn uống bình thường liền sau đó mà không phải e ngại gì về việc miếng trám có thể bị sút ra.

Vật liệu trám được sử dụng tại Nha khoa Đà Nẵng được cung ứng bởi các nhà sản xuất hàng đầu như 3M, Vivadent, GC,…

Trường hợp nào nên trám răng thẩm mỹ

Dưới đây là những trường hợp cụ thể có thể trám răng thẩm mỹ như:

  • Răng bị bể vỡ, sứt mẻ do thương tổn, va chạm hay ăn nhai.
  • Răng bị mòn do lực nhai, lực cơ học (chải răng) hay do sự bào mòn của acid.
  • Răng bị phá hủy mô răng do sâu răng, viêm tủy…
  •  Răng có hình dáng không hoàn hảo như ngắn, thưa ở mức độ nhẹ, răng quá nhỏ…

Không phải trường hợp nào cũng có thể áp dụng công nghệ trám răng để điều trị và xử lý trám răng thẩm mỹ. Tuỳ vào tình trạng cụ thể của từng người mà bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp tối ưu nhất. Ví dụ như trong trường hợp răng thưa quá nhiều thì nên bọc sứ hoặc niềng răng vì miếng trám kẽ lớn rất dễ bị bong tróc và kém thẩm mỹ.

Quy trình trám răng thẩm mỹ

Dưới đây là những bước điều trị của quy trình trám răng tại Nha khoa Đà Nẵng

  • Bước 1: Thăm khám tổng quát

Bác sĩ tiến hành thăm khám để xác định mức độ tổn thương của răng cần trám. Nếu cần có thể cho chụp phim X-Quang để xác định xem tủy răng có bị tổn thương hay không. Sau đó, bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp và vật liệu trám thích hợp.

  • Bước 2: Sửa soạn xoang trám

Bác sĩ tiến hành nạo sạch phần mô bị hư hại cũng như mài vát men làm tăng độ lưu giữ của miếng trám. Đây là cũng là một trong những bước quan trọng đối với quy trình trám răng, vì nếu không làm sạch được phần răng sâu thì các vi khuẩn sẽ hình thành khiến răng không được trị dứt điểm.

  • Bước 3: So màu răng 

Quy trình hàn răng thẩm mỹ tuyệt đối không thể thiếu bước so màu răng, giúp bác sĩ lựa chọn chính xác màu của vật liệu trám.

  • Bước 4: Đặt khuôn trám hoặc dùng chỉ co nướu

Sử dụng chỉ co nướu hoặc đặt khuôn trám trong những trường hợp bờ xoang sâu dưới nướu hoặc xoang sâu lớn.

  • Bước 5: Tiến hành thực hiện trám răng

Thực hiện quy trình trám răng qua các bước tiêu chuẩn: xói mòn acid (etching), tạo lớp dán (bonding) và trám composite resin quang trùng hợp (light polymerization).

  • Bước 6: Kiểm tra lại

Sau khi hoàn tất các bước trám răng ở trên, bác sĩ sẽ kiểm tra lại để chỉnh những điểm vướng, cộm  để bệnh nhân ăn nhai dễ dàng và thoải mái hơn

  

 

Đánh giá nội dung này!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *