Sau khi cấy ghép implant sẽ có răng tạm thay thế trong lúc chờ phục hình chính thức. Răng tạm có thể là răng tạm cố định hoặc răng tạm tháo lắp.
Tùy theo từng trường hợp mà có chỉ định cụ thể. Nếu bạn đang sử dụng hàm giả thì có thể phải làm lại cái khác để phù hợp với tình trạng răng miệng hiện tại. Việc gắn răng tạm sau khi cấy ghép sẽ không ảnh hưởng đến quá trình lành thương của implant.
Cấy ghép Implant là giải pháp cho trường hợp người điều trị không phù hợp đeo răng giả / bắc cầu răng, hoặc cung cấp chân răng nhân tạo để dựng răng giả / cầu răng.
Quy trình trồng răng Implant phụ thuộc vào loại Implant và tình trạng răng. Phẫu thuật trồng răng Implant có thể trải qua nhiều công đoạn và do quá trình hồi phục xương cần thời gian, một liệu trình có thể mất nhiều tháng. Điều kiện để trồng răng implant chính là tạo được chân răng nhân tạo chắc chắn để gắn mão răng giả (bằng sứ).
Tại sao cần cấy ghép Implant?
Trụ răng Implant được phẫu thuật gắn cố định vào xương hàm, chúng có tác dụng thay thế cho chân răng bị mất. Trụ không lỏng lẻo, trượt, tạo tiếng động hoặc gây tổn thương cho xương như răng giả hoặc cầu răng sứ có thể gây ra. Trụ Implant làm từ titan nên không bị thoái hóa như răng tự nhiên.
Tác dụng phụ của cấy ghép implant
Cũng như các hình thức phẫu thuật khác, trồng răng Implant có một số nguy cơ về sức khỏe. Các trường hợp này tuy nhiên lại rất hiếm, và khi phát sinh thì thường là những vấn đề nhỏ và dễ điều trị. Những nguy cơ này là:
- Nhiễm trùng tại vị trí cấy ghép Implant
- Tổn thương các cấu trúc xung quanh, như răng hoặc các mạch máu
- Tổn thương mô thần kinh, có thể gây đau, tê và nhức trên răng, lợi môi hoặc cằm.
- Các vấn đề về xoang, khi trụ Implant được đặt ở hàm trên nhô vào một trong các hốc xoang.
Bạn cần chuẩn bị khi phẫu thuật cấy ghép implant?
Quá trình lên kế hoạch trồng răng bắt vít Implant có thể cần đến các bác sĩ có chuyên môn khác nhau, bao gồm bác sĩ chuyên về tình trạng miệng, hàm và mặt (Bác sĩ phẫu thuật răng hàm mặt), nha sĩ chuyên về điều trị cấu trúc hỗ trợ răng, như nướu và xương (Bác sĩ nha chu), đôi khi cần đến bác sĩ tai mũi họng.
Vì trồng răng Implant cần một hay nhiều liệu trình phẫu thuật, bạn cần được khám kỹ càng trước khi chuẩn bị tiến hành, bao gồm các bước:
- Khám răng toàn diện. Chụp X-quang nha khoa và hình ảnh 3D, tạo mô hình răng hàm của bạn.
- Xem lại lịch sử khám sức khỏe. Cho bác sĩ biết các tình trạng bệnh lý và các loại thuốc bạn đã sử dụng, bao gồm cả thuốc theo toa, thuốc không kê đơn và các chất bổ sung. Nếu bạn có tiền sử bệnh tim hoặc cấy ghép chỉnh hình, bác sĩ của bạn có thể kê đơn thuốc kháng sinh trước khi phẫu thuật để giúp phòng ngừa nhiễm trùng.
- Lên kế hoạch điều trị dựa vào tình trạng của bạn, kế hoạch này sẽ tính đến các yếu tố như số lượng răng cần thay thế, tình trạng xương hàm và các răng còn lại.